Những vị trí nghề nghiệp nào cần áo phản quang?

Đóng góp bởi: An Bảo 58 lượt xem Đăng ngày 17/12/2024

Quy định về áo phản quang bảo hộ lao động hay trang thiết bị cần thiết khi lao động là một trong những quy định bắt buộc mà mọi cá nhân, tổ chức và các nhóm ngành nghề cần tuân thủ. Vậy theo Thông tư 25/2022/TT-BLĐTBXH sẽ có những ngành nghề nào sẽ cần áo phản quang. Hãy cùng công ty Bảo An Safety tìm hiểu những vị trí công việc nào cần áo phản quang tại bài viết này nhé.

Những vị trí công việc nào cần áo phản quang

Nhung-vi-tri-cong-viec-nao-can-ao-phan-quang
Những vị trí công việc nào cần áo phản quang

 

Dưới đây là những thông tin tóm tắt về quy định áo phản quang trong một số ngành nghề tại Việt Nam:.

Khai thác lộ thiên và những việc làm trên tầng

Nhóm đối tượng nghề nghiệp: Đánh tín hiệu đầu đường (đánh móc); Điều độ xe ra vào moong (mỏ lộ thiên) và bãi thải.

Giao thông vận tải

Nhóm đối tượng nghề nghiệp: Tuần đường, cầu, hầm, gác hầm; Đại tu, duy tu cầu, đường sắt, thông tin tín hiệu, kiến trúc.

Đường bộ

Nhóm đối tượng nghề nghiệp:

  1. Lái xe kiêm sửa chữa các loại xe con, xe chở khách;
  2. Lái xe kiêm sửa chữa xe tang, xe cứu thương; Lái xe kiêm sửa chữa xe điều chuyển hàng đặc biệt (tiền, vàng, đá quý);
  3. Lái các loại xe ô tô, mô tô ba bánh có thùng hoặc hòm chở hàng;
  4. Phụ xe; Lái xe vận tải; Lái các loại xe vận tải hàng hóa, nguyên vật liệu, trang thiết bị, thực phẩm;
  5. Phụ lái, áp tải các loại xe vận tải hàng hóa nguyên vật liệu;
  6. Lái xe, phụ lái các xe ô tô thi công hoặc trực tiếp phục vụ trên các công trư­ờng xây dựng, thủy lợi, khảo sát địa chất, khai thác vật liệu xây dựng, trong dây chuyền sản xuất bê tông;
  7. Lái xe vận tải hạng nặng từ 10 tấn trở lên; Sửa xe, bơm dầu mỡ và lau chùi xe ô tô; Sửa chữa ô tô lư­u động theo các tổ đội, đoàn xe;
  8. Vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng các thiết bị của hầm đường bộ, Giám sát đảm bảo giao thông, vệ sinh trong hầm đường bộ;
  9. Bảo vệ hầm đường bộ; Thu phí cầu đường bộ, thu cước phà; Tuần tra cầu đường bộ; Xây dựng, sửa chữa cầu đường bộ;.

Đường hàng không

Nhóm đối tượng nghề nghiệp:

  1. Vệ sinh công nghiệp máy bay; Vệ sinh, quét dọn trên máy bay;
  2. Hút rửa buồng vệ sinh ở máy bay; Lái các loại xe đặc chủng phục vụ bay:
  3. Lái xe dẫn đường máy bay, xe đầu kéo máy bay.
  4. Lái xe thang, xe tải chở hàng.
  5. Lái xe phục vụ chở người ngoài sân đỗ máy bay;
  6. Lái xe thùng cung ứng, giao nhận suất ăn cho hành khách trên máy bay;
  7. Cung ứng vật tư khí tài máy bay;
  8. Thợ sơn máy bay và các thiết bị khác.
  9. Thợ mạ chi tiết; May, vá lợp cánh máy bay;
  10. Thợ cơ giới máy bay;
  11. Thợ đặc thiết máy bay (thợ điện, đồng hồ);
  12. Nhân viên điều hành khai thác bay;
  13. Nhân viên h­ướng dẫn máy bay vào sân đỗ;
  14. Nhân viên bảo trì đường băng, sân đỗ máy bay;
  15. Thợ vô tuyến, ra đa; nhân viên phòng hiệu chuẩn đo lường;
  16. Bốc xếp hành lý hoặc hàng hóa lên xuống máy bay;
  17. Nhân viên an ninh hàng không;
  18. Nhân viên kiểm tra, giám sát an ninh hàng không tại khu bay, sân đỗ máy bay;
  19. Nhân viên kiểm tra, giám sát môi trường tại khu bay, đỗ sân máy bay;
  20. Nhân viên cân bằng trọng tải; Nhân viên hướng dẫn chất xếp hành lý;
  21. Nhân viên quản lý ULD (nhân viên quản lý các thùng hàng được vận chuyển bằng xe đầu kéo);
  22. Nhân viên kiểm soát các phương tiện mặt đất;.

Bốc xếp

Nhóm đối tượng nghề nghiệp: Lái cẩu: Cẩu chân đế, cẩu chuyển, cẩu nổi, cẩu bánh lốp, cẩu bánh xích, cẩu thiếu nhi; Lái xe nâng hàng và điều khiển các loại xe cần trục, cầu trục; Lái máy kéo bánh lốp, bánh xích.

Văn hoá – thông tin- lưu trữ

Nhóm đối tượng nghề nghiệp: Giao nhập phim hàng ngày (thồ phim bằng xe đạp); Giao nhận phim bằng mô tô, xe gắn máy;.

Y tế

Nhóm đối tượng nghề nghiệp: Kiểm tra, lấy mẫu vệ sinh môi trường; Vệ sinh phòng dịch, kiểm dịch biên giới; Kiểm tra vệ sinh thực phẩm; Điều tra, giám sát, kiểm tra các ổ dịch, côn trùng; Phun thuốc hoặc hóa chất diệt trùng, côn trùng;.

Vệ sinh môi trường đô thị – Lao động

Nhóm đối tượng nghề nghiệp: Quét, xúc chuyển rác, san bãi rác.

Người sử dụng lao động cần lưu ý gì về quy định

Đây là nội dung tóm tắt lại Thông tư 25/2022/TT-BLĐTBXH quy định về chế độ trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành ngày 30/11/2022.

  • Theo đó, Người sử dụng sẽ cần lập sổ trang cấp, theo dõi việc trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân có chữ ký xác nhận của người lao động hoặc người đại diện của tổ đội được phân công, hay phân xưởng nơi người lao động làm việc nhận phương tiện bảo vệ cá nhân.
  • Khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện số hóa việc theo dõi, cấp phát trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân, bảo đảm việc xác nhận của người lao động phù hợp với ứng dụng CNTT.

Trên đây là toàn bộ nội dung “Quy định về chế độ trang cấp áo phản quang bảo hộ lao động trong các ngành nghề”, mong rằng những thông tin chia sẻ về bảo hộ lao động, quy định áo phản quang của từng ngành nghề giúp bạn có thêm thông tin để thực hiện đúng thông tư 25/2022/TT-BLĐTBXH. Đừng quên tham khảo các loại bảo hộ lao động tại công ty Bảo An Safety bạn nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *